Tin tức
Những tuần gần đây, số bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do côn trùng đang tăng lên. Bệnh có thể nặng thêm hoặc bội nhiễm nếu bị chẩn đoán nhầm hoặc tự điều trị.
Bệnh nhân nữ (ở Q.Đống Đa, Hà Nội) đến bệnh viện khám trong tình trạng xuất hiện một vệt đỏ tấy kéo dài phía sau cổ xuống gần vai. Chị cho biết: “Buổi tối khi đi bộ thể dục tôi bỗng thấy ngứa nhói ở cổ, đưa tay lên gãi thì thấy có dính ra tay một con muỗi giống như con thiêu thân, rất nhỏ màu xanh nhạt bị dập nát. Sau đó, không chỉ ngứa mà còn có cảm giác rát ở vùng da bị đốt. Sáng hôm sau, cảm giác ngứa và rát tăng lên, lan rộng hơn”.
Một bệnh nhân nữ khác đến khám trong tình trạng mắt phải sưng phù, nổi mụn đỏ sát ngay mi mắt dưới. “Tôi ngủ dậy thì thấy sưng phồng, tối hôm trước chỉ cảm giác ngứa, rát”, bệnh nhân cho biết.
Trường hợp khác là bệnh nhân nam, 24 tuổi, cho biết khi ngủ dậy thấy vệt ngứa dài ở phía trong cánh tay, tấy đỏ và có nốt phỏng nước nhỏ li ti. “Tôi ra hiệu thuốc mua thuốc về bôi theo hướng dẫn của người bán hàng, nhưng đến ngày thứ hai thì các nốt sưng tấy hơn, có đốm mụn mủ”.
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Da liễu Hà Nội và Bệnh viện Da liễu quốc gia, những tháng cuối năm thường là mùa côn trùng phát triển, gia tăng các trường hợp viêm da tiếp xúc do côn trùng. Theo phản ánh của người bệnh, nguyên nhân thường do kiến ba khoang và một số côn trùng có cánh rất nhỏ đốt.
“Côn trùng đốt gây cảm giác ngứa nên người bị đốt có phản xạ đập, gãi. Việc này khiến bề mặt da tiếp xúc nhiều hơn với chất tiết của côn trùng. Chất tiết chính là nguyên nhân gây ngứa, rát. Mức độ ngứa và phỏng rát phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc với chất tiết”, bác sĩ Nguyễn Minh Quang, Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, lưu ý.
Các bệnh nhân bị côn trùng đốt đến khám, thường trên bề mặt da có vệt tấy đỏ dài theo vệt gãi có dính chất tiết của côn trùng. “Mức độ phỏng rát nhiều hơn nếu bị côn trùng đốt ở vùng da mỏng. Nặng nhất là bị đốt ở da vùng mặt (má, mắt); vùng da có nếp gấp (bẹn, khoeo tay)”, bác sĩ Nguyễn Minh Quang cho biết.
Theo bác sĩ, để giảm thiểu những khó chịu (ngứa, phỏng rát, sưng tấy) do côn trùng đốt, ngay khi phát hiện nên xối rửa vết đốt dưới nước sạch để giảm độ đậm đặc của chất tiết lên da; không chà xát, gãi khiến chất tiết ngấm sâu hơn, làm tăng mức độ ngứa, phỏng.
Khi bị viêm da tiếp xúc, nên đến khám chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán đúng, vì cần phân biệt với viêm da tiếp xúc do côn trùng với các nguyên nhân khác - như do hóa chất, sơn, do zona, thậm chí do lá cây.
Bệnh nhân viêm da tiếp xúc do côn trùng đốt được dùng các dung dịch làm dịu da, sát khuẩn nhẹ. Trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi. Tuy nhiên, tránh việc tự dùng thuốc có thể gây nguy hiểm.
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)