Tin tức
Phun hóa chất diệt muỗi để chống sốt xuất huyết
14/12/2013
Từ đầu tháng 8 đến nay, tại các tỉnh miền Bắc mưa liên tục là môi trường thuận lợi để muỗi gây bệnh sốt xuất huyết (SXH) phát triển. Mật độ muỗi đo được tại Hà Nội đã đến ngưỡng báo động, với mức trung bình 0,5 con (muỗi gây SXH)/nhà, số lượng dụng cụ chứa nước có bọ gậy/100 nhà được khảo sát lên đến 20…
Tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân… và huyện Hoài Đức, Từ Liêm, Đan Phượng… dày đặc muỗi. Những hộ gia đình ở gần ao hồ, cống rãnh muỗi to bay đầy nhà. Ông Vũ Đức Chính - Phó trưởng khoa Côn trùng - Viện sốt rét Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương cho biết, sau mỗi đợt mưa lớn khoảng 1 tuần, muỗi sản sinh rất nhiều và mật độ muỗi tăng đột biến. Trong phân loại học, muỗi này được xếp vào giống Armigeres thuộc họ muỗi Culicidae và có kích thước lớn hơn giống muỗi Aedes (truyền bệnh SXH) và Anopheles (truyền bệnh sốt rét). Muỗi này thường hoạt động mạnh nhất vào lúc chập choạng tối. Theo giải thích của TS Nguyễn Công Tảo - Trưởng khoa Xử lý dịch bệnh Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), muỗi bùng phát còn là do môi trường và thời tiết nóng ẩm.
Không chỉ ở Hà Nội mà hiện nay tại TP Hồ Chí Minh, người dân cũng phản ánh có nhiều muỗi. Có không ít người bị SXH do muỗi đốt. Theo xác nhận của Trung tâm Y tế Dự phòng quận 1, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận đã có 100 ca SXH phải nhập viện, trong đó có nhiều người sống ở chung cư cao tầng. Nguyên nhân khu vực này nhiều muỗi là do các điểm chứa nước trong tòa nhà hoặc từ những công trình xây dựng lân cận để xảy ra tình trạng tù đọng nước, làm phát sinh muỗi.
Muỗi truyền bệnh nguy hiểm cho người
Theo các chuyên gia Viện sốt rét Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương, muỗi có khả năng truyền một số bệnh nguy hiểm cho người như SXH, giun chỉ, bạch huyết, viêm não Nhật Bản, sốt vàng da, sốt rét.. Loài muỗi cái thích mùi của cơ thể, khí carbonic (CO2) và nhiệt tỏa ra từ người hay động vật. Trong các loài muỗi, có hai nhóm thường đốt người và có thể truyền bệnh. Nhóm Anopheles truyền bệnh sốt rét, giun chỉ bạch huyết. Nhóm Culicinae gồm các giống Culex truyền bệnh giun chỉ bạch huyết và một số bệnh virus; giống Aedes truyền bệnh SXH, sốt vàng, các bệnh virus khác và cũng có khả năng truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Mansonia truyền bệnh giun chỉ bạch huyết; giống Haemagogus và Sabethes truyền bệnh sốt vàng vùng rừng rậm ở Trung, Nam Mỹ.
Đẩy mạnh diệt muỗi
Để phòng tránh muỗi một cách hiệu quả, cũng như phòng tránh các bệnh SXH, sốt rét, viêm màng não do muỗi gây ra, Viện sốt rét Ký sinh trùng và côn trùng Trung ương khuyến cáo, đây là thời kỳ thích hợp cho muỗi phát triển, vì thế người dân cần nâng cao ý thức vệ sinh môi trường, thường xuyên dùng màn, phun hóa chất diệt côn trùng. Người dân có thể dùng biện pháp phòng chống muỗi như xua, diệt bằng hóa chất, thả cá vào các dụng cụ chứa nước để tiêu diệt bọ gậy, nạo vét cống rãnh, vũng nước, phát quang bụi rậm. Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín, đèn bẫy muỗi, vợt điện, buông màn, lưới chống muỗi, thuốc xua muỗi…
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)