Tin tức
Các nhà khoa học thuộc Đại học Thessaloniki ở Hy Lạp đã phát hiện ra rằng ong không những có thể cắn kẻ thù quá nhỏ không đốt được mà còn làm tê liệt nạn nhân bằng thứ nọc độc như nọc rắn.
Loài côn trùng này dùng hàm trên bé tí của mình để cắn các động vật bé như bướm sáp và ve. Giống như rắn, nhát cắn của ong chứa một chất gây tê tự nhiên làm liệt nạn nhân rồi sau đó kéo nạn nhân ra khỏi tổ.
Phát hiện trên có thể giúp các nhà khoa học phát triển nhiều phương pháp giúp ong chống lại các virút lây lan trên diện rộng.
Tiến sĩ Alexandros Papachristoforou, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết phát hiện này sẽ khiến khoa học thay đổi cách nghĩ về cơ chế tự vệ của ong mật và có thể giúp ích cho quá trình sản xuất một loại thuốc tê tự nhiên, ít độc cho con người và động vật.
Ông Alexandros nói: “Thật lạ là cơ chế tự vệ thứ hai này của ong lại không được phát hiện trong một thời gian dài như vậy. Người nuôi ong sẽ rất ngạc nhiên với phát hiện này”.
Trong vết cắn của ong có chất 2-heptanone (2-H), một hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại thức ăn và côn trùng. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện ra hợp chất này có đặc tính gây tê.
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)