Tin tức
Từ trước tới nay, chúng ta vẫn biết thực vật không có não cũng như các tế bào thần kinh. Tuy nhiên một số loài thực vật vẫn có khả năng nhận thức thế giới xung quanh, có trí nhớ cũng như một số khả năng giao tiếp đặc biệt khác.
Từ trước tới nay, chúng ta vẫn biết thực vật không có não cũng như các tế bào thần kinh. Tuy nhiên một số loài thực vật vẫn có khả năng nhận thức thế giới xung quanh, có trí nhớ cũng như một số khả năng giao tiếp đặc biệt khác.
Một trong những nhà nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực này là nhà khoa học Ấn Độ, Jandish Chandra Bose, người bắt đầu tiến hành các thực nghiệm trên thực vật vào năm 1900. Ông cho rằng, thực vật có thể cảm nhận được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất độc trong vài phút. Các thực nghiệm của ông cho thấy cây lớn nhanh hơn trong môi trường âm nhạc có giai điệu ngọt ngào, và chậm phát triển trong môi trường âm thanh ồn ào.
Dưới đây là một số khả năng đặc biệt của các loài thực vật khá giống với động vật mà có thể bạn chưa biết.
1. Khả năng ghi nhớ của cây trinh nữ
Các nhà khoa học tuyên bố, cây trinh nữ hay còn gọi nôm na là cây xấu hổ, danh pháp khoa học Mimosa pudica, đã tự nhận biết được rằng, những giọt nước rơi xuống là vô hại và sẽ ghi nhớ điều này nhiều tuần sau đó. Kết quả nghiên cứu hé lộ, kinh nghiệm đã dạy cây cối học được cách sống sót và có thể khiến giới khoa học phải nhìn nhận thực vật theo một cách mới.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra trí nhớ ngắn hạn và dài hạn của cây trinh nữ, bằng cách nhỏ giọt nước lặp đi lặp lại lên cây để xem phản ứng. Loài thực vật kỳ lạ này đã ngưng co cụm lá khi biết được rằng, nước không đe dọa sự sinh tồn của chúng và không gây ra bất kỳ tổn hại nào.
Theo báo cáo nghiên cứu trên tạp chí Oecologia, dù không có bộ não, cây trinh nữ vẫn có khả năng tạo lập hành vi học hỏi được trong vài giây và như ở động vật, quá trình nhận biết, học hỏi sẽ nhanh hơn ở điều kiện ánh sáng thấp.
2. Giả vờ bệnh tật đánh lạc hướng
Cây tai voi (Caladium steudneriifolium) là món ăn hảo hạng cho loài sâu bướm đêm. Để ngăn chặn bị tàn phá bởi những kẻ háu ăn này, cây tai voi sẽ giả vờ mắc bệnh với nhiều đốm trắng trên khắp bề mặt lá rất giống với vết tích để lại sau khi bị sâu ăn.
Do chỉ muốn ăn những cây ngon lành, khỏe mạnh nên những con sâu bướm sẽ tìm kiếm một chiếc lá khác.
3. Biết cách truyền tin cho nhau
Kết quả nghiên cứu của nhóm khoa học trường ĐH Bắc Australia cho thấy ở những cây ngô mà gốc, rễ bị ngập nước phát ra lặp lại nhiều lần những âm thanh tựa như tiếng răng rắc có tần số lên đến 220 Hertz mà chúng ta không hề hay biết.
Suốt hai chục năm qua, các nhà khoa học đã chứng mình rằng, tất cả cây cối đều có khả năng truyền tin với nhau bằng cách phản ứng với các tín hiệu hóa học cụ thể và tự mình phát ra các tín hiệu đặc trưng. Nhờ các tín hiệu này chúng đã đẩy nhanh quá trình ra hoa, kết trái, trái chín, tăng trưởng gốc, thân cây.
4. Phát tín hiệu cảnh báo
Một số loài thực vật có thể sản xuất các hợp chất dễ bay hơi đặc biệt, để có thể báo tin cho nhau biết những động vật ăn cỏ hoặc các loài côn trùng phá hoại đang đến gần. Như các lá của cây ngải đắng (Artemisia tridentata) khi bị côn trùng phá hoại sẽ phát đi một tín hiệu cảnh báo bằng một hợp chất hóa học vào không khí.
Những cây gần đó sẽ nhận tín hiệu cảnh báo và đối phó bằng cách giải phóng các hóa chất của riêng chúng để ngăn chặn côn trùng tấn công.
5. Gọi lính đánh thuê
Cây mù tạt cùng họ với rau cải thường sản sinh một chất hóa học đặc biêt để lôi kéo những con ong bắp cày ký sinh tới gần để tiêu diệt các con sâu bướm có ý định ăn lá cây. Cơ chế bảo vệ này phản ứng ngay sau khi xuất hiện trứng sâu bướm để kịp thời ngăn chặn nguy cơ bị ăn mòn. Đổi lại, các con ong bắp cày ký sinh sẽ được vỗ béo bằng trứng và sâu bướm.
Tuy nhiên, có vẻ thời gian tiến hóa chưa đủ lâu để cây mù tạt có thể phát triển nhiều loại chất hóa học đặc hiệu hơn với nhiều loài sâu ăn lá khác và cho bọ nhậy rau cải, mà mới chỉ biết gọi lính đánh thuê để đối phó với một số loại sâu bướm nhất định.
DIỆT CÔN TRÙNG T&C
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)