Diệt côn trùng
      Tel:   (028) 668.57.668 Hotline 1: 0908.917.947 Hotline 2: 090.764.8884
(028) 668.57.668   |   0908.917.947

Tin tức

Hỏi đáp phương pháp diệt mối tận gốc?
07/02/2014

Hỏi đáp phương pháp diệt mối tận gốc ?có nhiều câu hỏi đặt ra là hiểu thế nào về loài mối và cách diệt tận gốc như nào ?

Trả lời Hỏi đáp phương pháp diệt mối tận gốc như sau ?Mối có nhiều loài khác nhau, mỗi loài có tập tính khác nhau, cách di chuyển và xâm nhập công trình xây dựng khác nhau. Vì vậy để mối không thể xâm nhập vào công trình xây dựng chúng ta chỉ có thể thực hiện ngay từ khi bắt đầu xây dựng, còn với công trình đã có sẵn thì việc này không thể, nhưng chúng ta có thể không để cho mối ăn vào các vật dụng bằng gỗ.

Đối với phương pháp này thì cho dù tổ mối nằm ngay dưới nền công trình xây dựng thì chúng ta vẫn cứ yên tâm là mối không thể ăn vào đồ gỗ ( Sàn gỗ, cầu thang gỗ, kệ bếp gỗ, tủ bếp gỗ .v.v. )được xong nó có một nhược điểm dễ hiểu lầm cho chủ nhà ( Mặc dù tình huống này chưa từng xảy ra, nhưng Hà Duy Anh cũng xin nêu ra để những ai quan tâm nắm được ) bởi sẽ có trường hợp mối từ trong tường ăn ra, hoặc từ nền đất nền nhà ( Tuy nhiên hiện tượng đó chỉ xảy ra một vài ngày rồi sau đó tự hết, hay nói cách khác là mối bỏ đi. ) . Phương pháp diệt mối này chúng tôi gọi là phương pháPhòng trừ kết hợp'.Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, không phải chờ đợi như diệt bằng phương pháp hóa sinh, phòng ngừa được lâu dài nhất.
Nhược điểm: Vì là công trình sáng tạo mang tính kinh nghiệm, không được phổ biến rộng rãi nên nhiều người còn thấy lạ nhưng chúng tôi có thể cung cấp những địa chỉ khách hàng đã từng ứng dụng phương pháp này để có thể tham khảo

.Mối là loại côn trùng hại gỗ rất mạnh. Hiện ở Việt Nam đã có tới 90 loại mối khác nhau, khi bị mối xâm nhập thì không chỉ có các loại gỗ, hàng hoá bị huỷ hoại mà ngay cả kiến trúc nhà ở, công trình cũng bị xuống cấp và có thể bị sụp lún.

Ngoài ra, mối còn phá hoại cả một số vận dụng có thành phần xen-lu-lô làm như giấy, vải, chăn màn... Báo công nghiệp Việt Nam xin giới thiệu một số cách diệt mối an toàn và hiệu quả.

Chuẩn bị nguyên vật liệu
Gồm hộp nhử mối, thuốc diệt mối DM 90 (có bán nhiều tại các Trung tâm phòng chống mối mọt của địa phương). Hộp nhử mối nếu không mua được thì có thể làm bằng bìa các tông kích thước rộng 12 cm, dài 28 cm bên trong có chứa các thanh gỗ thông trắng hoặc gỗ trám, bồ đề có kích thước dầy khoảng 1 cm, rộng 5 cm, dài 25 cm xếp khít với nhau. Tuyệt đôi không dùng những loại gỗ đã bị mốc hoặc đã từng bị mối xông. Nếu không có gỗ, có thể thay bằng bã mía khô hoặc chiếu rách.
Cách làm
Đối với những ngôi nhà đang sử dụng thì có thể diệt mối bằng cách dùng chất dẫn dụ có trong hộp thuốc nhử mối để nhử chúng tập trung lại một chỗ rồi phun thuốc. Khi ngấm thuốc, mối sẽ hoảng loạn, tìm đường về tổ và sẽ chết tại tổ. Số mối còn lại trong tổ cũng sẽ bị lây thuốc và chết. Để tiêu diệt triệt để mối tại các góc khuất của công trình, cần thực hiện việc phun thuốc xua đuổi để tiêu diệt, gồm các bước sau:

- Đặt hộp nhử mối:
Đặt hộp nhử mối vào nơi đang có mối hoạt động, dùng đinh hoặc dây thép nhỏ để buộc cố định hộp nhử vào một chỗ. Để hộp nhử từ 15 đến 20 ngày, trong suốt quá trình này, tuyệt đối không được mở hộp ra xem hoặc động chạm vào hộp. Có thể nhìn thấy mối vào hộp bằng cách quan sát mép hộp nhử thấy có vết đất đắp lên có nghĩa là mối đang vào.
- Phun thuốc:
Khi thấy vết đắp đất đắp kín các kẽ hở của hộp nhử, lúc này có thể tiến hành phun thuốc: Bóc hộp nhử ra (sẽ thấy có rất nhiều mối ở trong đó), lấy thuốc bột DM 90 nhẹ nhàng rắc hoặc xịt vào những con mối ở trong hộp. Thuốc được xịt vào mối phải đều, tránh trường hợp con thì dính nhiều thuốc quá, con thì không bị dính thuốc. 100g thuốc DM 90 có thể phun xịt đủ cho hai hộp nhử. Khi phun thuốc xong, nhẹ nhàng đặt hộp nhử mối vào chỗ cũ để cho mối đã dính thuốc trở về tổ. Những con mối này sẽ mang theo thuốc trên mình về tổ, dẫn đến toàn bộ tổ mối bị tiêu diệt.

Lưu ý: phun thuốc vào nơi tiếp giáp giữa nền nhà với đáy hộp nhử để những con mối có ở đó dính thuốc trước khi chạy về tổ. Sau đó dùng tuốc nơ vít tách lần lượt thanh gỗ mồi trong hộp nhử để phun thuốc diệt mối.

Sau khi phun thuốc từ 3 -5 ngày, cần kiểm tra tất cả các điểm mối xuất hiện trong nhà một lần nữa, nếu thấy vẫn còn mối chứng tỏ ta làm chưa hoàn thiện và còn sót lại một tổ mối nào đó chưa bị tiêu diệt hết, cần làm lại lần nữa, nếu thấy không có mối sống hoạt động là đạt kết quả tốt, chỉ cần làm vệ sinh dọn bỏ tàn dư hộp nhử là được.

Chú ý: Để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt mối, phải mang đồ bảo hộ lao động như quần áo, găng tay, khẩu trang... Không nên để thuốc dây ra tay hoặc bay vào bể nước uống hay đồ ăn thức uống của người và gia súc gia cầm. Sau khi phun thuốc và dọn bỏ hộp nhử đã phun thuốc phải dọn vệ sinh, giặt sạch quần áo. Phế thải của quá trình diệt mối phải được chôn cách xa khu dân cư và nguồn nước, không được tuỳ tiện đốt hoặc vứt xuống cao, hồ.

Khi đặt vấn đề diệt và phòng mối cho nhà cửa, kho tàng đã xây dựng, có nghĩa là nhà cửa, kho tàng khi xây dựng chưa đựợc phòng mối trước và hiện trạng đang bị mối phá hoại. ô Trong những trường hợp trên đây, phải diệt được các tổ mối đẫ xâm nhập, sau đó mới áp dụng các biện pháp phòng. ô Diệt mối phải được hiểu là phải diệt cả hệ thống tổ trong đó có mối vua và mối chúa, mới “hết gốc” được. Diệt mối tận gốc là có ý nghĩa như vậy. ô Vấn đề tìm tổ mối trong nhà cửa, kho tàng rất phức tạp. chỉ có loài mối “gỗ khô” ta mới có thể phát hiện tổ của nó một cách đơn giản. Tổ của loại này ở ngay trong gỗ, chúng được đục thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Biểu hiện bên ngoài là chúng đùn những hạt phân ra ngoài như hạt cát người ta còn gọi là mối “đống cát”. Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ. Chú ý là bơm thuốc cho thấm sâu vào các khe để thuốc tiếp xúc với mối.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus) tổ phần lớn năm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v…

Vấn đề tìm tổ mối đối với các loài trên ở trong nền công trình phải dùng các phương tiện vật lý như: các chất đồng vị phóng xạ, siêu âm, hoặc đo điện trở v.v.. với các phương tiện này, chỉ có nhân viên chuyên môn mới thực hiện được. Chi phí tốn kém, cho dù có sẵn kinh phí, việc đào bới cũng rất khó khăn. Kho tàng càng lớn, công trình càng phức tạp, càng khó thực hiện.

Sau đây chúng tỗi giới thiệu phương pháp “diệt mối tận gốc” do viện khoa học việt nam nghiên cứu còn được gọi là phương pháp hoá sinh đã được áp dụng có kết quả vào hàng ngàn công trình, kho tàng của nhà nước trên phạm vi cả nước.
Ưu điểm của phương pháp này là không phải đào bới, hạn chế đến mức tối thiểu sự ô nhiễm, tốn kém và dễ thực hiện.

Diệt mối theo phương pháp hoá sinh:

Trình tự gồm 03 bước:

+ Nhử mối;

+ Phun thuốc;

+ Thu dọn và kiểm tra kết quả.

1. Nhử mối:
Mỗi cá thể mối rất mềm yếu và rất dễ bị các thiên địch “ bắt sống” như cóc, chim , kiến…nhưng chúng lại có sức phá hoại mạnh ghê gớm, làm sập trần, đổ mái nhà vì số lượng cá thể lớn, lại hoạt động âm thầm kín đáo trong vật bị hại, không gây tiếng động. Nhử mối xuất hiện tập chung. Chúng ta đã biến thế mạnh của mối thành thế yếu để ta chủ động tiêu diệt chúng. Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được.

Mối có khả năng phát hiện nguồn thức ăn từ xa. Mắt của mối lao động và mối bảo vệ bị thoái hoá, không nhìn được nhưng nó có những tín hiệu hoá học, các feromon, người ta đã xác định đựơc 9 tín hiệu hoá học khác nhau như tín hiệu đòi ăn, báo động, phát hiện mồi v.v…do đó chúng có thể nhanh chóng hướng dẫn tập đoàn mối đến nguồn thức ăn. Mối còn khả năng lựa chọn thức ăn, quan sát những khu vực bị mối thấy mối đã bỏ qua nhiều thanh gỗ không “ngon”, trên cùng một thanh gỗ loài mối nhà thường tập chung ăn lớp gỗ sinh trưởng mùa xuân, trừ lại lớp gỗ mùa thu…

Các loài gỗ khác nhau thường đục các loại gỗ ở trạng thái khác nhau. Loài mối nhà thích ăn gỗ còn tốt, các loài mối đất thích ăn các loại gỗ đã bị nấm mốc xâm nhập, hơi mục…

Các kết quả thí nghiệm cho thấy loài mối nhà thích ăn các loài gỗ mềm còn mới như thông màu trắng, trám trắng, bồ đề hoặc các sản phẩm có chứa xenlulô như giấy , vải, bã mía. Các loại gỗ trên nếu nhúng qua chất dẫn dụ côn trùng thì mối ăn càng mạnh. Ngoài ra mối còn thích ăn gỗ có tẩm chất hấp dẫn khác chiết xuất từ một số loài nấm.

Đặt hộp nhử mối ở các vị trí yên tĩnh, vào mùa hè, cứ có đường mối ở đâu, cậy ra thấy mối xuất hiện là có thể đặt hộp ở đó. Khi có nhiều nơi mối xuất hiện thì chọn điểm đặt ở góc nhà sát mặt đất là tốt nhất. Đặt ở vị trí nào cũng cố gắng hạn chế ảnh hưởng đến mỹ quan và sự sinh hoạt bình thường, lưu ý cả đến việc thuận tiện cho việc phun thuốc. Mùa đông tránh đặt ở những nơi gió lạnh, mối chỉ tập chung ở nơi ẩm kín gió.

Khi đã có mối xông ở đống gỗ, đống giấy…với khối lượng tương đương với khối lượng hộp nhử thì không không phải như mối nữa mà tiến hành phun thuốc luôn.
Khi đặt mồi cần chú ý phát hiện hết các vị trí mối đã xâm nhập tập chung như tủ hồ sơ lưu lâu không mở hoặc cácđống phế thải phía ngoài ngôi nhà; vì mối ngoài yêu cầu thức ăn còn yêu cầu về mặt sinh thái ổn định an toàn đối với các thiên địch. Để sót những điểm trên việc nhử sẽ gặp khó khăn.2.Phun thuốc:
Thuốc diệt mối tận gốc có dạng bột mầu nâu hồng, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà mối về tổ mới chết và gây chết cả hệ thống tổ. Để đạt được mục đích này yêu cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy được về tổ càng tốt. Do đó thao tác phun rất quyết định. Chỉ cần những sai sót như: đặ hộp mồi sau khi đã phun thuốc lấp mất đường về của mối hoặc không phun chặn trước, để mối rút chạy trước rồi mới phun v.v… đều không đạt hiệu quả mong muốn.
Mối rất mẫn cảm với ánh sáng, khi mở buồng hoặc kho đang tối thì phải tiến hành phun thuốc ngay vì khi cường độ ánh sáng thay đổi môi lính báo động , mối thợ liền rút chạy, cố nhiên do đường rút hẹp nên mối không thể rút được nhiều nhưng đưới đáy hộp nhử có rất nhiều mối do đó phải phun chặn trước.
Mối sau khi bị dính thuốc là rút chạy về tổ, mối lính có khả năng phát hiện có mùi lạ không cho vào tổ song với số lượng hàng vạn cá thể đồng thời kéo về thì không lực lượng nào ngăn cản được. Chính vì đặc điểm này, trong một công trình phải phun các hộp nhử cũng như các điểm mối ra trong cùng một buổi.
Mối sau khi bị nhiễm thuốc, mất khả năng nhận biết đồng loại, nên mối lính thường cắn những con cản đường. Chúng lăn ra chết trong tổ. Theo bản năng những con khoẻ trong tổ tha xác những con đã chết vứt ra cạnh tổ, song chỉ một bộ phận mối chết được đưa ra một góc trong tổ. Phần lớn những con tha xác đồng đội bị nhiễm nhanh hơn qua đường miệng. Chúng nằm chết la liệt trong tổ. Từ trung tâm tổ mối phát đi tín hiệu thu quân, các tuyến mối đi kiếm ăn bên ngoài, mặc dầu không bị phun thuốc cũng đều rút về tổ, chỉ để lại một ít mối lính ở lại, song mối lính không tự ăn gỗ được nên 6-7 ngày là chết đói và trước hết là chết khát. ở vị trí ẩm, chúng cũng không sống quá 15 ngày. Dựa vào đặc điểm này, chúng ta có thể kiểm tra kết quả của việc diệt mối. Chỉ cần kiểm tra ở những vị trí không phun thuốc, đường mối bị khô, chỉ có mối lính sống thoi thóp hoặc đã chết khô là đạt yêu cầu. Nếu sau 10 ngày từ khi phun thuốc vẫn còn mối lao động đi ăn cùng với mối lính là chưa đạt yêu cầu.

Tổ mối có sự cân bằng sinh thái riêng, về mùa hè trong tổ mối mát hơn ở ngoài 6-7oC; về mùa đông khi nhiệt độ bên ngoài xuống trên dưới 100C, nhiệt độ bên trong tổ mối vẫn đạt 18-20oC. Khi có một lượng lớn xác mối thối rữa trong tổ, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ, nấm hoại sinh phát triển. Chỗ nào mối chết nhiều, sợi nấm như sợi bông phát triển càng dày đặc. Tổ mối nhà bình thườngkhông có cá thể hoặc sợi nấm phát triển. Khai quật những tổ mối sau 7-10 ngày kể từ khi phun thuốc sẽ thấy hiện tượng sợi nấm bao trùm tổ. Điều này cho phép rút ra những nhận xét về mặt kỹ thuật. Diệt mối bằng thuốc lây nhiễm vừa có tác động hoá học vừa có tác động sinh học. Qúa trình xác mối thối rữa, mọc nấm đã góp phần làm cho hệ thống tổ mối bị tiêu diệthoàn toàn. Phương pháp này có thể áp dụng được trong cả năm.

Khi phun thuốc cần mang theo khẩu trang và găng tay, sau 2-3 ngày dọn bỏ hộp nhử. Mối chết trong lòng đất nên không gây ô nhiễm môi trường, khi tiến hnàh đơn giản, không cần dùng đến các dụng

Hóa chất sử dụng: là loại thuốc lan truyền dạng bột, pha sẵn có khả năng diệt cả tộc đoàn mối, không phải đào bới và thuốc không gây ô nhiễm môi trường.
Phương pháp xử lý: áp dụng các biện pháp kỹ thuật bơm thuốc trực tiếp lên mối sống để chúng lây lan mang thuốc về tổ và tiêu diệt toàn bộ tổ mối dưới đất (phương pháp này được áp dụng cho những nơi đã có sự xuất hiện của mối với số lượng tương đối lớn đặc biệt là loài mối Comtotemes Jormosanns (Mối Nhà).

  

Các tin khác


DMCA.com Protection Status