Tin tức
Gián Đức là một loài gián thuộc họ Blattellidae. Loài gián này dài từ 13 cm (5,1 in) đến 16 cm (6,3 in) và có trường hợp lớn hơn. Nó có thể có màu nâu vàng nhạt đến gần như đen, và có hai sọc song song tối chạy từ đầu đến chân cánh. Dù có cánh, nó không thể bay. Loài này được tìm thấy ở các khu định cư của con người. Loài này thường sinh sống ở các nhà hàng, khu vực chế biến thực phẩm, khách sạn và bệnh xá. Trong khu vực khí hậu lạnh hơn, chúng được tìm thấy gần nơi cư trú của con người, vì chúng là không chịu được lạnh. Tuy nhiên, gián Đức đã được tìm thấy như xa phía bắc tận Alert, Nunavut, và phía nam tận Patagonia.
Đặc điểm :
- Dạng trưởng thành: Mình dài 12 - 14 mm, là loại nhỏ nhất trong 4 loài gián thông thường, màu vàng tối. Ngực trước hình phiến thuẫn, có 2 đường vân dọc tối, con đực màu nhạt hơn, hơi nhỏ hơn con cái, hình chiếc thuyền. Mảnh lưng đốt thứ 10 hơi mảnh và dài, cánh không che phủ, con cái đoạn sau hơi rộng, hình tròn. Mảnh lưng đốt thứ 10 hình tam giác, chính giữa mép sau hơi lõm, cánh che kín, túi trứng dài 7 mm, cao 3 mm màu nâu, hình chữ nhật, túi trứng dẹt hơn các lòai gián khác.
- Gián cái mang 35-40 quả trứng trong một bọc trứng cho đến khi chúng chuẩn bị nở.
- Trứng: hình bầu dục tròn, dài 1 - 1,5 mm, rộng 0,6 - 1 mm, màu vàng trắng, vở không nhẵn bóng.
- Nhộng trần mất 6 tuần đến 6 tháng để phát triển thành gián trưởng thành.
Đặc điểm hoạt động :
- Hoạt động nhanh nhẹn, sợ ánh sáng, đẻ nhiều trứng và thời gian thực hiện vòng đời rất ngắn, vì thế rất khó tiêu diệt. Ở 350C và độ ẩm 50 - 90 % nghiên cứu vòng đời cho thấy muốn hoàn thành 1 lứa cần 3 tháng. Thời gian trứng 4 ngày, sâu non lột xác 7 lần. Con đực sống được 60 ngày, con cái sống được 65 ngày. Điều kiện trong phòng một năm sinh 2 - 3 lứa, một túi trứng có 18 - 50 trứng, mỗi con cái đẻ được 4 - 5 túi trứng. Quá trình phát dục rất cần nhiều khí ẩm. Thích sống nơi ẩm tối như gầm kho, dưới vật kê lót kho.
- Chúng sống thành đàn và hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơi tối tăm, ẩm thấp để trú ẩn như ở hố hốc, kẽ tường, kẽ cửa, kẽ tủ, nhà vệ sinh, tủ đựng bát đĩa và đồ ăn, nơi để các thiết bị truyền thanh, truyền hình và các dụng cụ điện; ống nước và rãnh thoát nước, chuồng gia súc... Trong đêm tối, gián thường bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước... Khi ta bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà... để tìm nơi ẩn náu.
Biện pháp phòng chống và diệt gián Đức :
- Biện pháp phòng, chống gián quan trọng và cần thiết nhất là cải tạo môi trường sống như thường xuyên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và làm giảm nơi trú ẩn của chúng.
- Gián Đức có sức đề kháng rất cao, khi phun xịt hóa chất côn trùng nhiều lần chúng rất dễ bị lờn thuốc. Do đó cách diệt trừ gián Đức hiệu quả là sử dụng các lạo Gel ( bả ) diệt gián Đức chuyên dụng.
- Khi phát hiện ra các vị trí có gián Đức xuất hiện thì phải tìm hiểu kỹ để xác định vị trí ổ mới diệt được hoàn toàn trứng và các con non.
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)