Diệt côn trùng
      Tel:   (028) 668.57.668 Hotline 1: 0908.917.947 Hotline 2: 090.764.8884
(028) 668.57.668   |   0908.917.947

Tin tức

Độc hại như… "vũ nữ chân dài"
11/02/2014

Thơm giòn, khoái khẩu, khô nhái đã nhanh chóng trở thành đặc sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long và được gọi vui là: “vũ nữ chân dài”. Thế nhưng ít người biết rằng, đằng sau món ăn ngon miệng này ẩn chứa nhiều độc hại. Bên cạnh đó, việc săn bắt nhái theo kiểu tận diệt còn ảnh hưởng đến năng suất lúa do sâu bệnh.

Ngon nhất thời, hại dài lâu



Do khô nhái đang đắt hàng nên nghề săn bắt nhái cũng “ăn nên làm ra”. Anh Trần Quốc Đạt, người có nhiều năm trong nghề bắt nhái ở ấp Vĩnh Hạ, xã Vĩnh Trung đã khiến tôi sửng sốt khi “bật mí” về đội quân khủng săn bắt nhái chuyên nghiệp: “Chỉ trong xóm này đã có cả trăm người sống bằng nghề bắt nhái. Quanh năm tụi em đi khắp các cánh đồng lúa trong tỉnh, còn sang tận Kiên Giang để bắt”. Theo lời của Đạt, nhờ có công cụ tự chế nên việc bắt nhái hiện nay rất dễ dàng. Bình quân mỗi người bắt khoảng 10-15kg/đêm, cá biệt có hôm lên đến 20kg.



Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ở An Giang có nhiều đội quân săn bắt nhái ở các huyện Tri Tôn, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân… Trước tình trạng này, nhiều nhà nông học đã cảnh báo: Nếu không có giải pháp điều tiết, sẽ tác động tiêu cực đến sinh trưởng và năng suất lúa, và quan trọng hơn còn làm mất cân bằng sinh thái. ThS Nguyễn Phước Tuyên phân tích: Nhái là loại động vật lưỡng cư, sống ven bờ ruộng. Chúng là khắc tinh của côn trùng phá hại ruộng lúa, nhất là rầy nâu - côn trùng thường chích hút ở phần gốc lúa… Nhái còn mang lại lợi ích cho việc chăn nuôi trâu bò thông qua việc diệt côn trùng chích hút máu trâu bò. Vì vậy, nếu săn bắt theo kiểu tận diệt như hiện nay, không chỉ dễ gây bột phát dịch hại trên ruộng lúa mà còn phá vỡ cân bằng sinh thái với nhiều hậu quả khó lường.

  

Các tin khác


DMCA.com Protection Status