Tin tức
Diệt chuột toàn quốc – Những con chuột đã được sử dụng để sản sinh tinh trùng sống của khỉ bằng cách sử dụng mô được cấy từ tinh hoàn của loài macaques.
Các nhà khoa học Mỹ ở trường Đại học Pennsylvania và California, tiến hành thí nghiệm cho biết công trình của họ một ngày nào đó có thể giúp để bảo tồn những loài vật đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Công trình cũng có thể có khả năng tiến hành sinh trưởng tinh trùng của người ở chuột, mặc dù nhóm nghiên cứu nhất trí rằng việc này sẽ là một hoạt động gây tranh cãi. Vào năm 2002, một nhóm nghiên cứu tương tự cũng đã tạo ra tinh trùng lợn và dê từ chuột. Đó là lần đầu tiên mà tinh trùng được sinh ra từ bên ngoài động vật nguyên gốc.
Cách thức mới nhất này bao gồm việc cấy ghép một lượng nhỏ mô tinh hoàn từ một con khỉ macaque rhesus chưa trưởng thành dưới da của một con chuột phòng thí nghiệm. Ina Dobrinsky ở trường Đại học Pennsylvania và các đồng nghiệp đã cấy mô này vào con chuột có các hệ miễn nhiễm không đầy đủ để nó sẽ không bị đào thải. Giáo sư Dobrinsky cho biết, họ đã tiến hành công trình này với tinh hoàn động vật linh trưởng sau khi đã thành công với gia súc. Sau 7 tháng, những thử nghiệm ghép vào lưng của các con chuột cho thấy là đã sản sinh ra tinh trùng sống. Việc ghép mô tinh hoàn chưa trưởng thành dường như là có hiệu quả, bởi vì những con chuột chủ đã bị hoạn Việc này đẩy mạnh mức hoóc môn trong não điều khiển sự sản sinh ra tinh trùng, vì vậy những mô mới sinh trưởng một cách nhanh chóng. Kỹ thuật này được trông đợi là sẽ hoạt động ở việc ghép mô tinh hoàn ở những con trưởng thành.
Hiện nay, nhóm nghiên cứu Pennsylvania sẽ thử phương pháp này trên mô tinh hoàn của những con mèo nhà, vì một nguy cơ đối với các loài họ nhà mèo lớn đang bị đe dọa, đó là chúng hiếm khi sống sót tới tuổi sinh đẻ ở trong môi trường nuôi nhốt. Kỹ thuật này cũng có thể góp phần duy trì nòi giống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng hay các loài thú nuôi quý hiếm khác, thậm chí chỉ có các con đực chưa trưởng thành tồn tại. Công trình mới nhất với những loài linh trưởng này sẽ góp phần làm giảm số lượng của loài động vật này bị sử dụng trong các phòng thí nghiệm.
Giáo sư Dobrinsky cho biết, những ích lợi chính mà chúng ta nhận thấy là cách tiếp cận này mang lại một hệ thống nghiên cứu và điều khiển hệ sinh tinh của loài linh trưởng, vì thế giảm tối đa được nhu cầu thử nghiệm ở các lòai linh trưởng. Trên lý thuyết, các mô tinh hoàn của người ghép vào chuột có thể sản sinh ra tinh trùng. Kỹ thuật này cũng có thể đưa tới một phương pháp thử nghiệm các dược phẩm ngừa thai của nam giới hoặc độc tố toxin đối với sự phát triển của tinh trùng. Giáo sư Dobrinsky gợi ý, nghiên cứu này sẽ có ích cho những thanh niên chưa đến tuổi dậy thì có nguy cơ bị vô sinh do điều trị bệnh ung thư . Mô tinh hoàn của họ có thể được di chuyển trước khi điều trị và được ghép vào chuột để sản sinh ra tinh trùng. Trên lý thuyết, việc này có thể cho phép một chàng trai trở thành cha trước khi dậy thì.
Các tin khác
- Hướng dẫn đặt bả diệt mối trong nhà (30/11/2017)
- Thuốc diệt côn trùng sinh học (03/04/2017)
- Thuốc diệt gián Optigard (23/03/2017)
- Tìm hiểu các phương pháp diệt mối tận gốc trên thị trường hiện nay (28/02/2017)
- Tham khảo phương pháp diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Sử dụng thuốc diệt mối tận gốc (28/02/2017)
- Quy trình diệt mối tận gốc của các công ty diệt mối (28/02/2017)
- Phương pháp diệt mối tận gốc hiệu quả nhất hiện nay (28/02/2017)
- Phòng mối và cách diệt mối tận gốc trong gia đình (28/02/2017)
- Diệt mối tận gốc giúp bạn phòng và diệt mối đồ dùng gia đình (28/02/2017)